Bài viết có liên quan
- Rút ngắn thời gian điều trị da với “công thức vàng Peel x Meso” được SkinClinic vừa ra mắt
- Học viện MAAC làm lễ tốt nghiệp cho 46 học viên 2 chuyên ngành: VFX và 3D Animation
- Livestream hướng nghiệp ngành VFX-3D-GAMES Chọn nghề cho con hay chọn nghề cùng con?
- Bảo Anh gợi cảm, hát ‘cô ấy của anh ấy’ trong không gian u buồn
- Đen dành những ngày Tết ở Quảng Ninh để làm điều này tặng khán giả
SGNM- Sáng ngày 18/11/ 2022, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tổ chức buổi họp báo công bố hội nghị tổng kết năm 2022 sẽ diễn ra ngày 16/12/2022 tới tại Khách sạn Autograph Collection, Tòa nhà Landmark 81, Vinhome Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM.
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tổng kết tình hình dệt may Việt Nam và thế giới trong năm 2022, nhìn nhận đánh giá hoạt động của VITAS trong năm qua, chia sẻ định hướng hoạt động của VITAS trong thời gian tới cùng những giải pháp giúp Ngành Dệt May vượt qua khó khăn, thách thức vươn tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo Bộ Ngành & Địa phương; Nhãn hàng, Chuyên gia kinh tế & lao động hàng đầu đến từ các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam, hơn 600 doanh nghiệp Hội viên VITAS và các cơ quan thông tấn báo chí. Trong khuôn khổ sự kiện, ngày 15/12/2022, phiên sáng sẽ diễn ra Hội nghị Liên đoàn Dệt May Đông Nam Á (AFTEX) với sự góp mặt của Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May các nước Đông Nam Á, phiên chiều Hội thảo “Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng dệt may để phát triển bền vững” sẽ có sự tham dự của các chuyên gia trong nước và Tổ chức Quốc tế uy tín với 2 chuyên đề chính: chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, sự kiện này là dịp để các doanh nghiệp trong ngành cùng nhìn nhận những kết quả đạt được trong năm 2022. Giai đoạn 6 tháng cuối năm, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2022 dự kiến vẫn giữ mức tăng trưởng tốt, ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2021.
Tại sự kiện này, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận những kết quả đạt được trong năm 2022. Giai đoạn 6 tháng cuối năm, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này cùng những yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu…
Trước những khó khăn đó, KNXK dệt may Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2021.
Dự đoán đến 2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn Hiệp hội dệt may Việt Nam cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa.

Mục tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 20 thương hiệu thời trang không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Để đạt được mục tiêu đề ra và thực hiện khẩu hiệu “Vượt qua thách thức – Phát triển bền vững – Hướng tới tương lai”, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, lấy lợi ích của doanh nghiệp dệt may làm trọng tâm.
Vitas sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, làm tốt vai trò là thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.
Thúy Trinh