• Sự Kiện
  • Đời Sống
  • Giải Trí
  • Du lịch & Ẩm thực
Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
  • Login
Sài Gòn Ngày Mới - Website tin tức 24/7
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
  • Kinh tế & Tài chính
  • Giáo dục & Y tế
  • Công nghệ & Khoa học
  • Giải Trí
  • Thể thao
  • Đời sống
  • Du lịch & Ẩm thực
No Result
View All Result
Sài Gòn Ngày Mới - Website tin tức 24/7
Home Kinh tế & Tài chính

Khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nga ‘thoái vị’, ngôi sao khí đốt mới sẽ xuất hiện?

Từng từ chối yêu cầu của châu Âu về khí đốt, khi Nga đe dọa cắt nguồn cung cấp cho lục địa này, nhưng thực ra, Israel có thể “đắc lợi” hàng chục tỷ USD/năm, từ cuộc khủng hoảng khí đốt tại đây.

Bài viết có liên quan

  • TP.HCM: Họp báo ra mắt lễ hội bánh mì lần thứ nhất tại Nhà văn hóa Thanh niên
  • Trường ĐH Văn Lang chuyển mình, đào tạo nhân lực chuẩn quốc tế
  • Indochina Kajima chính thức ký hợp đồng với Mandarin Oriental cho dự án nghỉ dưỡng tại Phú Yên
  • TP.HCM: Khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su Việt Nam lần thứ 20
  • Hội thảo tham vấn Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
Khủng hoảng khí đốt châu Âu, Nga ‘thoái vị’, ngôi sao khí đốt mới sẽ xuất hiện?. Trong ảnh: Một tàu chở khí tự nhiên lỏng trên biển. (Nguồn: AP)

Ủy viên Năng lượng châu Âu đã hỏi Israel – liệu nước này có thể cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp lục địa này cai nghiện nguồn cung từ Nga hay không, Israel đã từng từ chối. Nhưng trên thực tế, cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên giữa Nga và châu Âu, hệ quả của cuộc xung đột tại Ukraine, có thể giúp Israel hưởng lợi hàng chục tỷ USD/năm, bằng cách tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang lục địa già.

Cơ hội đặc biệt

Tuần trước, sau khi Nga công bố ngừng cung cấp khí đốt sang Ba Lan và Bungaria do hai nước này không chấp nhận thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble, bà Gina Cohen – một chuyên gia có uy tín trên thị trường khí đốt quốc tế chuyên về khu vực Đông Địa Trung Hải – đã có bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở Brussels.

Bài viết liên quan

Người Việt sắp được trải nghiệm tuyệt vời với Nho Úc vào mùa

Người Việt sắp được trải nghiệm tuyệt vời với Nho Úc vào mùa

TP.HCM: Họp báo ra mắt lễ hội bánh mì lần thứ nhất tại Nhà văn hóa Thanh niên

TP.HCM: Họp báo ra mắt lễ hội bánh mì lần thứ nhất tại Nhà văn hóa Thanh niên

Theo chuyên gia này, tiềm năng lợi nhuận để Israel bán khí đốt sang châu Âu có thể lên tới 100 tỷ NIS (29,77 tỷ USD) mỗi năm. Đây chỉ là con số khá dè dặt so với ước tính do Ủy ban năng lượng Adir II đưa ra là 230 tỷ NIS.

Phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, châu Âu rất lo ngại nguồn cung này sẽ bị đình trệ. Và với Israel, đây là một cơ hội đặc biệt.

Trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, chuyên gia Cohen đã nêu tiềm năng Liên minh châu Âu (EU) có thể nhập khẩu khí đốt từ các quốc gia Địa Trung Hải, trong đó có Israel, để làm nguồn thay thế cho Nga. Tuy nhiên, trước hết việc này đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh khai thác các mỏ khí đốt ngoài khơi ở Đông Địa Trung Hải và xúc tiến xây dựng hạ tầng vận chuyển tới châu Âu.

Mỗi năm, các nước châu Âu tiêu thụ khoảng 500 tỷ m3 khí đốt, trong đó lượng khí do Nga cung cấp chiếm 155 tỷ m3 (số liệu 2021). Khoảng 120 tỷ mét khối nhập khẩu từ Nga, chiếm 77%, được cung cấp cho các nước đã lên tiếng ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và nhiều khả năng sẽ bị Moscow trừng phạt trả đũa.

Mặc dù EU đặt mục tiêu giảm dần và ngừng phụ thuộc vào khí đốt của Nga đến năm 2027, song chuyên gia Cohen cho rằng, mục tiêu này khó khả thi. Trong cuộc chạy đua cắt giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch, EU đang tập trung vào tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế và nhằm đạt mục tiêu đến năm 2050 đưa lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính về 0%.

Bà Cohen nhận định: “Châu Âu đã quá lạc quan và vì thế họ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu hụt năng lượng. Hiện tại, do thiếu khí đốt, họ phải quay trở lại sử dụng than, vốn rất gây ô nhiễm. Tình trạng khẩn cấp này buộc họ phải tìm kiếm giải pháp hợp lý khác trong ngắn hạn, đó là khí đốt hóa lỏng (LPG). Đây là mặt hàng các nước ở Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả Israel, có thể cung cấp”.

Mỹ và Qatar đã tăng cường xuất khẩu LPG sang châu Âu, nhưng vẫn không đủ nhu cầu do chính quyền Mỹ không kịp khai thác các mỏ khí đốt. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Israel có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật nhằm vận chuyển khí đốt đến châu Âu, tạo điều kiện để các công ty sản xuất khí đốt ký kết thỏa thuận lâu dài. Đây sẽ là đòn bẩy để các công ty tăng cường khai thác các mỏ khí hiện có và tiếp tục khoan thăm dò các mỏ mới.

Tuy nhiên, chuyên gia Cohen nhận định, dường như giới lãnh đạo Israel hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng chiến lược khi sở hữu các mỏ khí đốt. Rốt cuộc, họ đã có cơ hội để nói chuyện với các nhà lãnh đạo châu Âu về một chủ đề không liên quan đến chính trị. Israel cần nhìn ra tiềm năng từ việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, với doanh thu hàng năm ít nhất là 30 tỷ USD.

EU khẳng định nhu cầu, Israel sẽ hành động gấp?

Nhận định về khả năng của Nga, chuyên gia Cohen cho rằng, nước này đã sai lầm khi cho rằng mình có đủ sức mạnh về tài chính và công nghệ trong khai thác khí đốt. Nga đã phát triển các công nghệ hóa lỏng khí đốt, nhưng không hiệu quả trong thực tế. Công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực này vẫn do phương Tây nắm giữ và họ không chuyển giao cho Nga.

“Nếu Israel thay đổi quan điểm và bán khí đốt sang EU, Israel sẽ được hưởng lợi từ công nghệ hóa lỏng của Mỹ và châu Âu”. Với tư cách là một chuyên gia tư vấn cho EU, bà Cohen khuyến nghị Israel nên thành lập một cơ sở hóa lỏng khí đốt ngoài khơi, với chi phí khoảng 5 tỷ USD, công suất hóa lỏng 5-7 tỷ m3 khí mỗi năm. Đây sẽ là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong ngắn hạn để đưa khí đốt tới châu Âu. Về lâu dài, nên xây dựng một đường ống dưới biển để dẫn khí tới các cơ sở hóa lỏng ở Ai Cập.

Cách đây 3 năm, chuyên gia Cohen từng gửi thư tới Bộ Năng lượng Israel cảnh báo, nếu không khuyến khích xuất khẩu sang châu Âu, Israel sẽ dư thừa khoảng 1 nửa lượng khí đốt khai thác hiện nay. Chính phủ Israel cần tách bạch giá bán khí đốt trong nước và giá xuất khẩu, do có yếu tố thuế.

Chính phủ cũng cần giảm thuế để khuyến khích các công ty đầu tư cho khai thác và thăm dò các mỏ mới. Đặc biệt, chính phủ cần phê chuẩn đề nghị của Ủy ban năng lượng Adir II và tăng hạn ngạch xuất khẩu khí đốt, bởi hiện tại, nhu cầu sử dụng trong nước đã được đáp ứng đủ.

Bà nói: “Cuộc khủng hoảng năng lượng và khí đốt, hậu quả của những xung đột tại châu Âu, đã mang lại một cơ hội mới và chúng ta (Israel) cần tranh thủ cơ hội này”.

Theo các ước tính chưa đầy đủ từ Bộ Năng lượng Israel, trữ lượng khí đốt có thể khai thác của nước này hiện lên đến 921 tỷ m3, chưa kể khoảng 500 tỷ m3 trữ lượng đã được cấp giấy phép khai thác.

Báo cáo của Ủy ban năng lượng Adir II ước tính nhu cầu tiêu thụ khí đốt tối đa của Israel trong vòng 25 năm tới sẽ vào khoảng 481 tỷ m3. Nói cách khác, kể cả với trữ lượng đã được cấp phép, Israel có thể tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu 10 tỷ mét khối/năm hiện nay sang Ai Cập và Jordan.

Bên cạnh đó, Israel cũng có thể xuất khẩu 10-25 tỷ m3/năm tới châu Âu nếu mở rộng khai thác và thăm dò, đồng thời xây dựng hạ tầng vận chuyển. Để đạt được mục tiêu này, Israel cần hợp tác với CH. Cyprus để phát triển mỏ khí đốt Aphrodite-Ishai. Các chuyên gia dự báo giá khí đốt sẽ duy trì ở mức cao trong ít nhất 2-3 năm tới, vì vậy Israel cần hành động gấp.

Chính phủ Israel đã nhìn thấy cơ hội này. Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Ai Cập và nhất trí lượng khí đốt mà Israel bán cho Ai Cập hàng năm nếu dư thừa. Lượng khí đốt này sẽ được đưa tới các nhà máy hóa lỏng để sau đó xuất khẩu sang châu Âu.

Sau khi căng thẳng tại Ukraine bùng phát, Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson đã đề xuất với bà Elharrar nhằm cụ thể hóa năng lực cung ứng khí đốt của Israel sang châu Âu. Tại một hội nghị các bộ trưởng năng lượng được tổ chức ở Pháp, bà Elharrar đã có cuộc gặp riêng với bà Simson, để thăm dò về nhu cầu nhập khẩu khí đốt của EU.

Đại diện của EU khẳng định về tiềm năng nhập khẩu khí đốt lâu dài từ Israel. Sau cuộc gặp, hai bên đã nhất trí thành lập các nhóm hỗn hợp để xúc tiến việc này.

 

Theo Báo Thế giới & Việt Nam

Chủ đề liên quan: Khủng hoảng khí đốt châu Âukhủng hoảng năng lượngnga và ukraine
Bài trước

Bất động sản mới nhất: Giá nhà gấp 20 lần thu nhập, phân khúc bán lẻ sẽ hút khách, tiền đổ nhiều nhất vào đâu?

Bài tiếp

Thời gian và chi phí tăng nhiều lần, xuất khẩu Việt Nam gặp khó khi Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid

Bài tiếp
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu. (Nguồn: Chuyển phát Trung Quốc)

Thời gian và chi phí tăng nhiều lần, xuất khẩu Việt Nam gặp khó khi Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid

ĐÁNG QUAN TÂM

MC Phùng Thế Phi chia sẻ về áp lực khi làm MC Cười Xuyên Việt 2022

MC Phùng Thế Phi chia sẻ về áp lực khi làm MC Cười Xuyên Việt 2022

Người Việt sắp được trải nghiệm tuyệt vời với Nho Úc vào mùa

Người Việt sắp được trải nghiệm tuyệt vời với Nho Úc vào mùa

Sau bom tấn “Thiên Mệnh Anh Hùng”, Victor Vũ trở lại cổ trang Việt với “Người Vợ Cuối Cùng”

Sau bom tấn “Thiên Mệnh Anh Hùng”, Victor Vũ trở lại cổ trang Việt với “Người Vợ Cuối Cùng”

Thúc đẩy giao thương thông qua các gian hàng trưng bày tại chương trình B2B của Hội Doanh nghiệp Quận 12

Thúc đẩy giao thương thông qua các gian hàng trưng bày tại chương trình B2B của Hội Doanh nghiệp Quận 12

Diệp Bảo Ngọc chia sẻ về vai diễn mới và những thử thách đầy thú vị trong Lật Mặt 6: Tấm Vé Định Mệnh

Diệp Bảo Ngọc chia sẻ về vai diễn mới và những thử thách đầy thú vị trong Lật Mặt 6: Tấm Vé Định Mệnh

TIN NỔI BẬT

  • Hai mỹ nhân Chị Chị Em Em 2 nói về nhau trong lần đầu hợp tác: Ngọc Trinh quyết liệt, Minh Hằng quá dễ thương

    Hai mỹ nhân Chị Chị Em Em 2 nói về nhau trong lần đầu hợp tác: Ngọc Trinh quyết liệt, Minh Hằng quá dễ thương

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Bước đi mạo hiểm gặt hái thành công lớn của bà bầu lô tô khi đưa kịch nói lên sân khấu lô tô

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Chị Chị Em Em 2: Ngọc Trinh có kết cục thảm khi giành ngôi đệ nhất mỹ nhân với đàn chị Minh Hằng?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Hương Ly, Hoa hậu Mai Phương và các sao Việt hội ngộ các đầu bếp hàng đầu Italia trong Tuần lễ Ẩm thực Ý tại TP.HCM

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Shark Tank Việt Nam mùa 5 – Tập 3: Startup tuyên bố không cần tiền, chỉ muốn cả thế giới biết Việt Nam là ai

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Sài Gòn Ngày Mới – Website tin tức 24/7

©Copyright 2019 – 2022 – Bản quyền: saigonngaymoi.vn

Chuyên trang thử nghiệm đang tiến hành thủ tục hoàn tất xin cấp phép.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Phan Quốc Vương

Hotline: 0834751998

Email: saigonngaymoi.vn@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sự Kiện
  • Kinh tế & Tài chính
  • Giáo dục & Y tế
  • Công nghệ & Khoa học
  • Giải Trí
  • Thể thao
  • Đời sống
  • Du lịch & Ẩm thực

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In