Bài viết có liên quan
- Hội thảo thương mại ứng dụng & phát triển bền vững các sản phẩm sữa Châu Âu từ Ireland
- BELGIAN MEAT OFFICE giới thiệu chiến dịch “The Art of European Pork” từ các nhà cung cấp thịt Bỉ tới thị trường Việt Nam
- Khai mạc triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ và Công nghệ làm đẹp (Beautycare Expo 2023)
- Họp báo cuộc thi hát ca khúc hữu nghị Tomodachi – Tình bạn
- Họp báo Diễn đàn HEF lần thứ 4 diễn ra từ ngày 13/9/2023 đến 17/9/2023
Theo ông, ngày 24-3, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.
“Đến nay, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh tập trung lực lượng điều tra, làm rõ toàn bộ vụ việc, sớm đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật”, trung tướng Tô Ân Xô cho hay. Liên quan tới vụ việc xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, theo trung tướng Tô Ân Xô, cơ quan điều tra khẳng định có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi. Tất cả các bị can bị tạm giam đã bước đầu nhận tội, phối hợp với cơ quan điều tra.
Ông nhấn mạnh hoạt động của các đối tượng trong vụ án này rất tinh vi, số lượng người tham gia đông, phạm vi rộng cả trong và ngoài nước, gồm các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Vụ việc xảy ra trong thời gian dài và sau khi xảy ra, một số đối tượng đã đối phó quyết liệt, dẫn đến tương đối tốn thời gian trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc.
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra đang mở rộng điều tra, tiếp tục làm việc với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương có liên quan. “Cơ quan công an đề nghị các cá nhân, tổ chức hợp tác với cơ quan điều tra; hoặc có các thông tin, tài liệu liên quan thì chủ động cung cấp cho Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an”, ông Tô Ân Xô nói.
Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương) bị bắt vào tối 24-3 được xem là hệ quả của việc xem thường luật pháp khi liên tục “leo thang” thóa mạ nhiều người trong các buổi livestream của mình, gây bất ổn xã hội.
Điều mà đa số người dân nghĩ đến trong suốt một năm qua đã tới. “Bà hoàng livestream” Nguyễn Phương Hằng, SN 1971, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam đã bị bắt về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, kết thúc chuỗi drama gây náo loạn không chỉ không gian mạng mà còn gây chia rẽ các tầng lớp xã hội, tạo hiệu ứng dư luận không tốt trong suốt thời gian dài.
Trong hơn một năm xuất hiện trên mạng xã hội, bà Hằng đã có nhiều phát ngôn gây bão mạng, liên tục gây ra những ồn ào như tố cáo các nghệ sỹ ăn chặn tiền từ thiện, tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yên, thậm chí xúc phạm cả các quan chức nhà nước…

Trước đó, Công an TP.Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16-2-2022 đến 29-4-2022. Khi chưa bị bắt, bà Hằng đã nhiều lần được Công an gọi hỏi, yêu cầu không được livestream xúc phạm người khác nhưng bà Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, không những thế còn nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các địa phương, gây dư luận rất xấu.
Mặc dù sau yêu cầu đòi sao kê tài khoản của các nghệ sĩ, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và có kết luận, các ca sĩ, nghệ sĩ (theo đơn tố cáo của bà Hằng) không có dấu hiệu ăn chặn tiền từ thiện, nhưng bà này vẫn tiếp tục thực hiện các buổi livestream cho rằng, kết luận của cơ quan Công an là không chính xác.
Điều đáng nói trong drama này, ngoài việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì hiệu ứng của các buổi livestream mà bà Hằng là diễn viên chính, đã gây ra sự mất đoàn kết giữa nhiều người dân trong xã hội, giữa nhiều tầng lớp trong xã hội. Cũng chỉ vì theo dõi câu chuyện của bà Hằng mà nhiều người đang chơi thân với nhau bỗng nghỉ chơi do khác nhau về quan điểm nhìn nhận sự việc. Thực tế đã xảy ra xô xát giữa những người ủng hộ bà Hằng (tự nhận ở phe chính nghĩa) và những người ở chiến tuyến đối lập, dẫn tới việc mất an ninh trật tự, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Nhiều người nói rằng, tiếc cho bà Hằng, nếu như bà biết tiết chế cảm xúc, tiết chế lời lẽ và đừng đứng trên pháp luật thì đã không có cơ sự như ngày hôm nay. Những người đang ủng hộ bà Hằng nên coi đây là bài học, cần phân biệt rạch ròi giữa vi phạm pháp luật và sự yêu quý mang tính chất cảm xúc cá nhân. Yêu quý một người không có nghĩa là cổ súy cho họ làm những việc vi phạm pháp luật, không cần biết phải, trái, đúng, sai.
Theo BÁO CAND